Di tích khảo cổ là gì? Các di tích khảo cổ ở Việt Nam
Khảo cổ học tiếng Anh là Archaeology. Đây là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong quá khứ bao gồm các thông tin như khảo cổ học ai cập, khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đại cương, khảo cổ học thế giới,... Khảo cổ học phân tích những tàn tích vật chất của quá khứ. Để theo đuổi sự hiểu biết rộng rãi và toàn diện về văn hóa nhân loại. Để thực hiện khảo cổ học chúng ta cần đến những di tích khảo cổ. Vậy di tích khảo cổ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Di tích khảo cổ là gì?
Di tích khảo cổ là bất kỳ nơi nào có di tích vật chất của các hoạt động trong quá khứ của con người. Chúng có thể bao gồm làng mạc hoặc thành phố, mỏ đá, nghĩa trang cổ, khu cắm trại và di tích đá cự thạch. Một địa điểm có thể rất nhỏ bé với một đống công cụ bằng đá sứt mẻ do thợ săn thời tiền sử để lại. Hoặc cũng có thể lớn và phức tạp như các khu định cư thời tiền sử của Chaco Canyon ở phía tây nam nước Mỹ. Cũng có thể là cả một thành phố hiện đại đông dân cư hoặc các khu vực nằm xa dưới mặt sông hoặc biển. Một loạt các địa điểm khảo cổ lịch sử bao gồm xác tàu đắm, chiến trường, khu nô lệ, nghĩa trang,...
Xem thêm: Lịch sử tiền xu cổ Việt Nam qua các thời kỳ. Cách nhận biết tiền xu cổ
Quá trình hình thành di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ được tạo bởi các tầng văn hóa theo từng hoạt động của con người. Đây là tấm gương nhiều mặt giúp phản ánh được trạng thái văn hóa của cư dân cổ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tầng văn hóa:
Độ dày tầng văn hóa: Phụ thuộc theo hình thức kiếm sống và thời gian sinh sống của cư dân, nếu tầng văn hóa càng dày thì chứng tỏ thời gian sinh tồn của cư dân càng lâu và ngược lại. Độ dày này tỉ lệ thuận với thời gian sinh tồn của những cư dân tạo nên tầng văn hóa.
Màu sắc tầng văn hóa: Thường thẫm hơn màu của các tầng đất khác.
Những hiện vật khảo cổ ở cùng một tầng văn hóa thì sẽ có thời gian xuất xứ và tồn tại giống nhau, tức là chúng có cùng niên đại.
Di tích di chỉ một tầng văn hóa: Là nơi mà chỉ được con người cư trú một lần nhưng trong suốt một thời gian dài và sau đó nơi đây sẽ không bao giờ có người ở đó nữa. Loại di tích này được cấu tạo bởi các lớp đất theo thứ tự sau:
Lớp đất thứ 2 chính là tầng văn hóa được nằm dưới lớp đất canh tác.
Sinh thổ là lớp đất cái.
Lớp đất canh tác hay lớp đất mặt là lớp đất trên cùng.
Lớp vô sinh là lớp nằm giữa hai lớp văn hóa, đây là lớp đất không có dấu vết của các hoạt động con người. Còn lớp đất nằm ở dưới tầng văn hóa không có dấu vết hoạt động con người thì được gọi là lớp đất cái hay lớp sinh thổ.
Di chỉ (địa điểm khảo cổ học) có hai hay nhiều tầng văn hóa gồm 2 loại:
Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành bởi hai hoặc nhiều giai đoạn cư trú nhưng không liên tục của người xưa.
Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa nối tiếp nhau và không có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành sau một quá trình sinh sống liên tục của nhiều thế hệ người ở tại một chỗ trong thời gian dài lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn năm.
Ý nghĩa khi nghiên cứu tầng văn hóa:
Các nhà khảo cổ học có thể nắm được những giai đoạn tồn tại của nơi cư trú. Từ đó xác định niên đại của nơi cư trú đó dựa trên cơ sở phân biệt tầng văn hóa.
Việc nghiên cứu tốt tầng văn hóa là tiền đề giúp hiểu rõ được quá trình hình thành di tích và xác định đúng được giá trị của di tích và di vật khảo cổ.
Xem thêm: Tiết kiệm thời gian tìm đãi vàng sa khoáng bằng máy dò vàng chuyên dụng
Có các loại di tích khảo cổ nào?
Tại Việt Nam, nhiệm vụ của khảo cổ học chính là sưu tầm và nghiên cứu,. Giúp phát hiện những di tích khảo cổ học, nhằm phục dựng lại cuộc sống trong quá khứ có loài người. Có 3 loại di tích khảo cổ học đó là:
- Di tích ở dưới mặt đất: Số lượng nhiều hơn di tích ở trên mặt đất, tuy nhiên rất khó để nhìn thấy bởi phần lớn nó vẫn nằm trong các tầng văn hóa của mộ táng hoặc nơi trú ngụ.
- Di tích ở trên mặt đất: Số lượng không nhiều nhưng dễ quan sát. Ví dụ: di tích thành lũy, chùa chiền cổ, đền tháp, di tích đống vỏ sò, các di tích cự thạch…
- Di tích ở dưới mặt nước: Ví dụ như các con tàu bị chìm, đắm….
Các di tích khảo cổ ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều di tích khảo cổ học đã được tìm thấy và công nhận. Một số di tích khảo cổ nổi tiếng và đóng vai trò quan trọng có thể kể đến như:
Bãi đá cổ Nấm Dẩn
Bãi đá cổ Nấm Dẩn hay còn gọi là Bãi đá cổ Xín Mần được các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang phát hiện vào năm 2004. Nơi đây có nhiều tảng đá trầm tích lớn với hình thù đa dạng và độc đáo nằm dọc theo bờ suối. Các hình khắc vẽ mang vẻ đẹp riêng và rất đa dạng. Mỗi tảng đá đều gắn với những câu chuyện ly kỳ, mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm và cầu ứng của các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là một khu di tích được xây dựng từ thế kỷ thứ VII và là một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta. Hoàng Thành Thăng Long là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của dân tộc. Quần thể di tích này thuộc địa phận phường Quán Thánh và Điện Biên Phủ, Hà Nội với tổng diện tích lên tới 18,3 ha.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về di tích khảo cổ học là gì và một số di tích khảo cổ ở Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn chuyên sâu về các loại máy dò kim loại như máy dò kim loại dưới lòng đất, máy dò vàng… hãy liên hệ tới Maydopro.com theo số hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để nhận tư vấn chuyên sâu từ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm nhé.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn