0866 421 463

Hà Nội

0918 132 242

Hồ Chí Minh

Bảo vật quốc gia là gì? 18 bảo vật quốc gia vô giá nhất Việt Nam

Máy Dò Pro 23/06/2022 6729 lượt xem

    Bảo vật quốc gia là những món đồ có giá trị nổi bật về mặt văn hóa, lịch sử. Nếu bạn chưa biết bảo vật quốc gia là gì, di vật, cổ vật là gì thì bài viết này sẽ giải đáp chi tiết. Ở phần tiếp theo của bài viết, mời bạn đọc cùng xem thêm 18 bảo vật quốc gia Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay. 

    Bảo vật quốc gia là gì?

    Theo quy định tại Điều 4 về Luật di sản văn hóa, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được hiểu như sau: 

    • Di vật là những hiện vật được lưu truyền lại và có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học. 
    • Cổ vật là những hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và có tuổi thọ từ một trăm năm tuổi trở lên. 
    • Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, giá trị đặc biệt quý hiếm, là tiêu biểu cho đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
    Bảo vật quốc gia
    Bảo vật quốc gia

    Với bảo vật quốc gia, luật di sản văn hóa năm 2009 có quy định các tiêu chí bắt buộc như sau:

    • Là hiện vật gốc độc bản
    • Là hiện vật có hình thức độc đáo
    • Hiện vật phải có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Nếu không hiện vật đó phải là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại. Nếu không thì đó cũng phải là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Hoặc đó là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên của nhân loại.

    Xem thêm: 

    18 bảo vật quốc gia vô giá nhất Việt Nam

    Ấn vàng "Sắc Mệnh Chi Bảo"

    Ấn vàng "Sắc Mệnh Chi Bảo" nặng 8,3kg, được chế tạo bằng chất liệu quý (vàng 10 tuổi), kỹ thuật đúc, khắc công phu, là hiện vật độc bản. Chiếc ấn này có niên đại vào năm 1827 dưới thời vua Minh Mệnh thứ 8. Ấn có núm hình rồng cuộn, mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện Sắc mệnh chi bảo. Ấn này là biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn, có giá trị đặc biệt trong sưu tập kim bảo triều Nguyễn.

    Sắc mệnh chi bảo
    Sắc mệnh chi bảo

    Ấn vàng "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo"

    Ấn vàng "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo" được làm từ vàng có niên đại thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Ấn vàng "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo" do chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cho đúc làm quốc bảo năm 1709. Thời vua Gia Long lên ngôi, bảo ấn được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn. 

    Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo
    Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo

    Ấn đồng "Môn Hạ Sảnh ấn"

    Ấn được làm từ chất liệu đồng, có niên đại năm 1377 (đời Trần Duệ Tông), được phát hiện năm 1962, tại xã Hương Giang (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Sảnh Môn hạ là một trong những cơ quan hành chính trung ương cao nhất thời Trần, do vua Trần Minh Tông đặt ra. Cơ quan này thân cận nhà vua, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, truyền lệnh của vua tới các quan, nhận lời tấu lên vua và các công việc lễ nghi trong cung. 

    Môn Hạ Sảnh ấn
    Môn Hạ Sảnh ấn

    Tượng hai người công nhau thổi kèn

    Tượng được làm bằng chất liệu đồng, có niên đại từ thời văn hóa Đông Sơn, được phát hiện tại xã Lạch Trường (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Tượng thể hiện một cách sinh động đời sống văn hóa phong phú của người Việt cổ, đồng thời thể hiện kỹ năng đúc đồng điêu luyện của người Việt cổ.

    Tượng hai người thổi kèn
    Tượng hai người thổi kèn

    Bia điện Nam Giao

    Bia được làm từ chất liệu đá, là một trong những di vật giá trị nhất sót lại của Đàn Nam Giao có niên đại từ năm 1679 (Thời Lê Trung Hưng) được phát hiện tại Hà Nội.

    Bia điện Nam giao
    Bia điện Nam giao

    Mộ thuyền Việt Khê

    Mộ thuyền Việt Khê được làm từ gỗ, là đồ tùy táng còn nguyên vẹn nhất từ thời văn hóa Đông Sơn. Mộ được phát hiện tại xã Việt Khê (huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng). Mộ chứa 109 đồ tùy táng gồm vũ khí, nhạc khí, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt bằng đồng. 

    Mộ thuyền Việt Khê
    Mộ thuyền Việt Khê

    Trống đồng Ngọc Lũ

    Trống đồng Ngọc Lũ được làm bằng đồng, được ra đời từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 2.000 - 2.500 năm. Trống được phát hiện tại làng Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Trống được đánh giá là đẹp nhất, nguyên vẹn nhất và có hình dáng cân đối, hài hòa nhất trong những trống Đông Sơn đã phát hiện.

    Trống đồng Ngọc Lũ
    Trống đồng Ngọc Lũ

    Trống đồng Cảnh Thịnh

    Trống đồng Cảnh Thịnh ra đời năm 1800 (thời Tây Sơn), và được phát hiện tại xã Ninh HIệp (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội). Hoa văn trang trí chính đúc nổi đề tài tứ linh mang ý nghĩa biểu trưng đất nước thái bình thịnh trị, xã hội an lạc. 

    Trống đồng Cảnh Thịnh
    Trống đồng Cảnh Thịnh

    Trống đồng Hoàng Hạ

    Trống đồng Hoàng Hạ có từ thời văn hóa Đông Sơn, được phát hiện tại làng Hoàng Hạ (Phú Xuyên, TP. Hà Nội). Mặt trống trang trí hình mặt trời 16 tia, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công, cảnh sinh hoạt, chèo thuyền, xử tử tù binh... nói chung là phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân Đông Sơn, thể hiện đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng thời dựng nước đầu tiên của dân tộc.

    Trống đồng Hoàng Hạ
    Trống đồng Hoàng Hạ

    Bia Võ Cạnh

    Bia Võ Cạnh làm từ chất liệu đá, có niên đại từ thế kỷ 3 - 4. Là một khối đá lớn, hình trụ đứng, được phát hiện tại làng Võ Cạnh (xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

    Bia võ cạnh
    Bia võ cạnh

    Đây là tấm bia có niên đại cổ nhất Đông Nam Á, bia khắc chữ Phạn cổ cho biết nhiều thông tin giá trị về lịch sử vương triều tiền vương quốc Nam Chăm.

    Thạp đồng Đào Thịnh

    Thạp được phát hiện bên bờ sông Hồng, tại xã Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) từ năm 1960. Thạp được làm bằng đồng có niên đại thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm. Được sử dụng để cất trữ lương thực, của cải.

    Thạp đồng Đào Thịnh
    Thạp đồng Đào Thịnh

    Thạp có nắp hình nón, thân hình trụ. Toàn bộ thạp Đạo Thịnh có những chi tiết hoa văn trang trí với độ tinh mỹ sánh ngang với chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp nhất.

    Chuông Vân Bản

    Đây là chiếc chuông đồng cổ nhất, lớn nhất, uy nghi nhất của nền văn minh Đại Việt, có niên đại thế kỷ 13 -14 dưới thời Trần. Chuông là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung, thời Trần nói riêng.

    Chuông Vân Bản
    Chuông Vân Bản

    Bình gốm Hoa Lam vẽ thiên nga

    Bình được khai quật từ một chiếc tàu đắm tại Cù Lao Chàm (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) từ năm 1999 - 2000. Bình gốm Hoa Lam vẽ thiên nga có niên đại từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV). Bình dáng cao, vai phình, thân thuôn nhỏ, hoa văn trang trí chia thành 7 băng phủ kín thân từ miệng xuống đáy.

    Bình gốm Hoa Lam
    Bình gốm Hoa Lam

    Thống gốm hoa nâu

    Thống được làm từ gốm hoa nâu, là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo thời Trần. Với gốm có chất lượng cao, cốt gốm dày, men phủ kín, không bị nứt khi nung ở nhiệt độ cao đã chứng minh khả năng chế tác ở mức độ cao, có thể làm chủ nguyên liệu và nhiệt độ của các nghệ nhân làm gốm đương thời. 

    Thống gốm hoa nâu
    Thống gốm hoa nâu

    Bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được coi là văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự về khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân, lục lượng vũ trang ba thứ quân…

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

    Sách "Đường Kách Mệnh" của Nguyễn Ái Quốc

    Đường Kách Mệnh được coi là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối của cách mạng Việt Nam.

    Sách của Nguyễn Ái Quốc
    Sách của Nguyễn Ái Quốc

    Tác phẩm "Ngục Trung Nhật Ký"

    Tập thơ biểu hiện nhân - trí - dũng cốt cách của người chiến sĩ thi ca, mang giá trị nhân văn của người chiến sĩ Cộng sản suốt đời phấn đấu cho một lý tưởng cao đẹp: giành độc lập cho dân tộc, nhân dân hạnh phúc. 

    Ngục Trung Nhật Ký
    Ngục Trung Nhật Ký

    Cây đèn hình người quỳ

    Cây đèn hình người quỳ là một hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu, độc đáo vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn, có sự giao lưu với văn hóa Hán. Cây đèn thể hiện kỹ thuật đúc tài khéo và phản ánh thảm mỹ cảm quan về vũ trụ của cư dân cổ giai đoạn này.

    Đèn hình người quỳ
    Đèn hình người quỳ

    Như vậy là bài viết này đã giải đáp cho bạn đọc bảo vật quốc gia là gì và gửi đến thông tin về 18 bảo vật quốc gia nổi tiếng nhất. Đó là những bảo vật quý giá, chứa đựng thông điệp của quá khứ, thể hiện tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam, phản ánh diện mạo về đời sống, văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

    Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn chuyên sâu về các loại máy dò kim loại vui lòng gọi tới hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được hỗ trợ.

    6729 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn