0866 421 463

Hà Nội

0918 132 242

Hồ Chí Minh

Các loại kim loại nặng trong thực phẩm và hàm lượng cho phép

Máy Dò Pro 22/07/2022 4296 lượt xem

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm kim loại đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Bởi tác hại khôn lường của nó đối với sức khỏe con người. Hiện tại có nhiều nguyên tố kim loại nặng có thể là nguồn gây ô nhiễm thực phẩm.  Mời bạn đọc tìm hiểu về kim loại nặng trong thực phẩm và hàm lượng cho phép,

    Tác hại của kim loại nặng trong thực phẩm

    Đối với con người

    Khi nhiễm vào cơ thể, kim loại tích tụ trong các mô. Cơ thể cũng có cơ chế đào thải, nhưng tốc độ tích tụ lớn hơn gấp nhiều lần. Để đào thải một nửa lượng thủy ngân tích tụ trong mô mất chừng 80 ngày. Khoảng 10 năm đối với cadimi. Ngoài ngộ độc cấp tính, nguy hiểm hơn là ngộ độc mãn tính. Đối với loại độc này, người dân không thể nào lường trước hậu quả của chúng gây ra.Tình trạng ngộ độc mãn tính thường gặp hơn. Do ăn phải thức ăn tồn dư kim loại nặng trong thực phẩm cao. Chúng nhiễm và tích lũy dần dần rồi gây hại cho cơ thể.

    Kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu bị hấp thụ qua thực phẩm
    Kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu bị hấp thụ qua thực phẩm

    Đối với thức ăn

    Các loại rau quả sẽ bị ô nhiễm nếu được trồng trên nguồn đất ô nhiễm kim loại hoặc được tưới nước bị ô nhiễm. Những loại cá, tôm, thủy sản được nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng trở thành những loại thực phẩm có chứa kim loại. Gia súc, gia cầm bị nuôi bằng thức ăn bị ô nhiễm hoặc được uống nguồn nước ô nhiễm thì thịt thành phẩm cũng khó tránh khỏi ô nhiễm kim loại.

    Thực phẩm sẽ bị nhiễm kim loại nặng nếu bị ô nhiễm từ nguồn nước
    Thực phẩm sẽ bị nhiễm kim loại nặng nếu bị ô nhiễm từ nguồn nước

    Xem thêm: Công dụng, nguyên lý và cấu tạo máy dò kim loại thực phẩm, thủy sản

    Các loại kim loại nặng trong thực phẩm và hàm lượng cho phép

    Các loại kim loại nặng trong thực phẩm:

    Hàm lượng kim loại nặng cho phép trong thực phẩm có ích cho con người được kiểm nghiệm bởi FDA bao gồm: Canxi, Crom, Đồng, Sắt, Magie, Mangan, Molypden, Kali, Natri, Kẽm. Đây là các kim loại có nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của con người. Giúp đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

    Các loại kim loại nặng trong thực phẩm và hàm lượng cho phép

    Các kim loại có hại cho sức khỏe: Nhôm, Antimon, Asen, Bari, Beryllium, Cadmium, Chì, Thủy ngân, Bạc, Stronti, Niken, Thallium, Uranium, Vanadium. Đây là những kim loại cần loại bỏ. nếu phát hiện có những kim loại này trong thực phẩm cần tiến hành tiêu hủy ngay số thực phẩm đó để không gây ra mối nguy hại.

    Để xác định hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm chúng ta có thể sử dụng các phương pháp như: 

    • Phương pháp chiết chuẩn độ. 
    • Phương pháp đo màu. 
    • Phương pháp cực phổ. 
    • Phương pháp định lượng bằng quang phhỏ hấp thụ nguyên tử. 
    • Xác định đồng.
    • Phương pháp chiết chuẩn độ .
    • Phương pháp đo màu.
    • Phương pháp cực phổ. 

    Hàm lượng kim loại nặng cho phép trong thực phẩm

    Tên kim loại Loại thực phẩm

    Hàm lượng được phép

    (mg/kg)

    Asen (As) Sữa và sản phẩm sữa 0,5
    Thịt và sản phẩm thịt 1,0
    Rau câu (đối với asen vô cơ) 1,0
    Tôm, cua (đối với asen vô cơ) 2,0
    Cá (đối với asen vô cơ) 2,0
    Động vật thân mềm (đối với asen vô cơ) 1,0
    Dầu, mỡ 0,1
    Sản phẩm rau, quả (trừ nước ép rau, quả) 1,0
    Chè và sản phẩm chè 1,0
    Cà phê 1,0
    Cacao và sản phẩm cacao 1,0
    Gia vị 5,0
    Nước chấm 1,0
    Nước ép rau, quả 0,1
    Cadimi (Cd) Sữa và sản phẩm sữa 1,0
    Thịt trâu, bò, cừu, lợn và gia cầm 0,05
    Thịt ngựa 0,2
    Thận trâu, bò, cừu, lợn và gia cầm 1,0
    Gan trâu, bò, cừu và lợn và gia cầm 0,5
    Cá (trừ các loại cá dưới đây) 0,05
    Cá ngừ, cá vền, cá trồng châu Âu, cá đối, cá thu, cá mòi, cá bơn 0,1
    Động vật thân mềm 2 mảnh vỏ 1,0
    Tôm, cua, giáp xác 0,5
    Dầu, mỡ 1,0
    Rau, quả (trừ rau ăn lá, rau thơm, nấm, rau ăn thân, rau ăn củ và khoai tây) 0,05
    Rau ăn lá, rau thơm, cần tây, nấm 0,2
    Rau ăn thân, củ (trừ cần tây và khoai tây) 0,1
    Khoai tây (đã bỏ vỏ) 0,1
    Các loại rau khác (trừ nấm và cà chua) 0,05
    Chè và sản phẩm chè 1,0
    Cà phê 1,0
    Sô cô la và sản phẩm cacao 0,5
    Gia vị 1,0
    Nước chấm 1,0
    Nước ép rau, quả 1,0
    Đồ uống có cồn 1,0
    Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng 1,0
    Nước giải khát dùng ngay 1,0
    Lạc 0,1
    Hạt lúa mì, hạt mầm, gạo 0,2
    Cd (tiếp) Đậu nành 0,2
    Ngũ cốc, đậu đỗ (trừ cám, mầm, lúa mì, gạo, đậu nành và lạc) 0,1
    Thực phẩm chức năng 0,3
    Thực phẩm đặc biệt:  
    – Thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi 1,0
    – Thực phẩm đóng hộp cho trẻ dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi 1,0
    – Thực phẩm từ ngũ cốc cho trẻ dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi 1,0
    Chì (Pb) Sữa và sản phẩm sữa 0,02
    Thịt trâu, bò, gia cầm, cừu và lợn 0,1
    Phần ăn được của trâu, bò, lợn, gia cầm (ruột, đầu, đuôi…) 0,5
    Dầu, mỡ, bao gồm chất béo trong sữa 0,1
    Cá (trừ các loại cá dưới đây) 0,2
    Cá ngừ, cá vền, cá nuôi châu Âu, cá đối, cá thu, cá mòi, cá bơn 0,4
    Động vật thân mềm 2 mảnh vỏ 1,5
    Thực phẩm chức năng 10,0
    Tôm, cua, giáp xác, trừ thịt cua nâu 0,5
    Quả 0,1
    Quả nhỏ, quả mọng và nho 0,2
    Nước ép quả, nước ép quả cô đặc (sử dụng ngay) và necta quả 0,05
    Rau, bao gồm khoai tây gọt vỏ (trừ cải bắp, rau ăn lá, nấm, hoa bia và thảo mộc) 0,1
    Cải bắp (trừ cải xoăn), rau ăn lá (trừ rau bina) 0,3
    Ngũ cốc, đậu đỗ 0,2
    Chè và sản phẩm chè 2,0
    Cà phê 2,0
    Cacao và sản phẩm cacao 2,0
    Gia vị 2,0
    Nước chấm 2,0
    Đồ uống có cồn 0,5
    Rượu vang 0,2
    Thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi 0,02

    Thủy ngân

    (Hg)

    Sữa và sản phẩm sữa 0,05
    Thịt và sản phẩm thịt 0,05
    Tất cả các loài cá (trừ loài ăn thịt) 0,5

    Lý do cần kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại

    Nhiễm kim loại trong thực phẩm có thể gây lên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Ô nhiễm nặng thường gây những biểu hiện ngộ độc cấp tính, đặc hiệu, gây tử vong. 

    Khi ngộ độc thủy ngân, bệnh nhân thường có biểu hiện có vị kim loại trong cổ họng. Đau bụng, nôn, xuất hiện những chấm đen trên lợi. Bệnh nhân bị kích động, tăng huyết áp, sau 2-3 ngày thường chết vì suy thận. 
    Nếu bị ngộ độc cấp bởi thạch tím, nạn nhân có thể có các biểu hiện nôn, đau bụng, tiêu chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh chóng. 
    Với nhiễm độc chì cấp tính khi ăn phải một lượng chì 30 gram. Nạn nhân thoạt tiên có thể thấy vị ngọt rồi chát, tiếp theo là cảm giác nghẹn ở cổ, cháy họng, thực quản, dạ dày, nôn ra chất trắng (chì clorua) đau bụng dữ dội, tiêu chảy, phân đen (chì sunfua), mạch yếu, tê tay chân, co giật và tử vong. 

    Như vậy, vấn đề phòng ô nhiễm và ngộ độc kim loại là rất cần thiết. Việc đề phòng phải gắn liền với các giải pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đất, nước và không khí khỏi nguy cơ ô nhiễm. Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra chỉ tiêu kim loại trong các thực phẩm, dụng cụ, trang thiết bị chế biến, bao bì đóng gói, đồ chứa đựng... để đảm bảo các thực phẩm, đồ dùng không gây thôi nhiễm vào thức ăn.

    Việc kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại sẽ giúp phân tích, xét nghiệm xem hàm lượng các kim loại nặng có trong sản phẩm. Hàm lượng này có đang nằm trong ngưỡng an toàn hay đang vượt ngưỡng. Nhận biết xem sản phẩm này có lợi hay có hại cho sức khỏe con người.  Từ đó làm căn cứ xin giấy phép công bố chất lượng sản phẩm.

    Đặc biệt là các thực phẩm xuất ra nước ngoài, nhà máy sản xuất phải luôn sử dụng máy dò kim loại trên dây chuyền chế biến nhằm đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm không bị nhiễm kim loại trước khi xuất khẩu. Để tìm mua máy dò kim loại trong thực phẩm, khách hàng có thể liên hệ với Maydopro.com hoặc gọi điện qua hotline: Hà Nội: 0866421463 - TP.HCM: 0979244335 - 0866421463.

    4296 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn