0866 421 463

Hà Nội

0768 244 335

Hồ Chí Minh

Cách xử lý mạch nước ngầm dưới lòng đất hiệu quả và nhanh chóng

Máy Dò Pro 30/08/2022 2347 lượt xem

    Nước ngầm cung cấp nước uống và 38% lượng nước tưới tiêu cho toàn cầu. Tại Việt Nam, nước ngầm có vai trò rất lớn, đóng góp nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay việc khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến một số hệ quả không mong muốn. Ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, và cả sức khỏe của người dân. Để sử dụng nước ngầm hiệu quả, ta cần nắm được cách xử lý mạch nước ngầm dưới lòng đất. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra một số thông tin chi tiết cho bạn.

    Tìm hiểu về mạch nước ngầm dưới lòng đất

    Mạch nước ngầm dưới lòng đất chính là lượng nước được tích trữ ở phía sâu trong lòng đất. Bao gồm vật liệu thấm có khả năng lưu trữ/tạo ra một lượng nước đáng kể. Các tầng chứa nước có thể bao gồm các vật liệu khác nhau: cát và sỏi không kết dính, đá trầm tích như đá cát hoặc đá vôi, đá núi lửa và đá kết tinh bị đứt gãy, v.v. Nước ngầm được hình thành trong lòng đất sau một thời gian dài khi lượng nước mưa thẩm thấu xuống đất và qua các lớp đất đá.

    Hướng đi của mạch nước ngầm dưới lòng đất
    Hướng đi của mạch nước ngầm dưới lòng đất

    Kết cấu của của một tầng nước ngầm thường bao gồm:

    • Bề mặt trên: Hay còn gọi là gương nước ngầm hoặc mực nước ngầm.
    • Bề mặt dưới: Nơi sẽ tiếp xúc với tầng đất đá cách thủy, còn gọi là đáy nước ngầm.
    • Tầng không khí: chính là tầng đất đá vụn bở không thể chứa nước thường xuyên. Tầng này nằm ở phía trên tầng nước ngầm.
    • Viền mao dẫn: Là lớp mao dẫn được phát triển ở ngay phía trên mặt nước ngầm.
    • Tầng không thấm: Là tầng đất đá không thấm được nước.

    Xem thêm: Nước ngầm là gì? Vai trò của nước ngầm và thực trạng khai thác

    Tình trạng ô nhiễm nước ngầm hiện nay

    Khi khai thác nước ngầm, cần phải khoan từ bề mặt xuống. Nếu lỗ khoan sử dụng kỹ thuật khoan kém sẽ dẫn đến ô nhiễm trên bề mặt dễ dàng thấm xuống tầng dưới. Khi nguồn nước hạ thấp làm chênh lệch áp lực gây ô nhiễm mực nước ngầm. Trước đây nước ngầm tại Việt Nam khá sạch và an toàn bởi nước được tạo thành trong giai đoạn trầm tích, do sự thẩm thấu của nước mưa và nước mặt. Tuy nhiên thời gian gần đây tốc độ đô thị hóa trên cả nước được đẩy mạnh. Các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy mọc lên ngày một nhiều. Vì vậy các chất thải được xả ra môi trường cũng ngày một nhiều hơn. Không chỉ tác động đến môi trường, cảnh quan, việc sử dụng nước ô nhiễm từ khai thác giếng ngầm còn có khả năng gây ra bệnh cấp tính, mãn tính.

    Cách xử lý mạch nước ngầm 

    Nước ngầm sở hữu xuất phát từ nước mưa, nước mặt và khá nước trong không khí ngưng tụ lại và thẩm thấu cào lòng đất. Do vậy nước ngầm có thể bù vào sự thiếu hụt. Nhưng trước khi sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt chúng ta cần có các bước xử lý mạch nước ngầm. Các phương pháp phổ biến nhất có thể kể đến như xử lý mạch nước ngầm bằng phương pháp hóa học, phương pháp cơ học, phương pháp vi sinh…

    Mạch nước ngầm dưới lòng đất
    Mạch nước ngầm dưới lòng đất

    Với cách xử lý mạch nước ngầm bằng phương pháp hóa học, người ta sẽ sử dụng các hóa chất như clo, iot để loại bỏ các chất độc hại có trong nước. Nhưng phương pháp này sẽ không thể loại bỏ 100% các cặn bẩn hay huyền phù có trong nước. Vì vậy người dùng sẽ cần có thêm một lớp lọc tiếp sau khi sử dụng phương pháp này. 

    Biện pháp xử lý mạch nước ngầm bằng phương pháp cơ học bao gồm xây dựng các hệ thống bể lọc nước ngầm cơ học. Bể có chứa các chất lọc như cát lọc, sỏi lọc, than hoạt tính, cát thạch anh… để giữ lại các bụi bẩn và kim loại có trong nước ngầm. Giống với phương pháp hóa học, phương pháp này cũng không thể loại bỏ 100% các loại hóa chất độc hại có trong nước.

    Phương pháp xử lý mạch nước ngầm bằng vi sinh vật hiệu quả lại không quá tốt, không thể xử lý triệt để các kim loại nặng cũng như các hóa chất có trong nước. Hơn nữa giá thành khá cao. Vì vậy không có nhiều nơi sử dụng phương pháp này.

    Xem thêm: Mạch nước ngầm là gì? Cách tìm mạch nước ngầm để khoan giếng chính xác 100%

    Giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm  

    Trước những nguy cơ về ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngầm thì công tác bảo vệ nguồn nước ngầm ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Để bảo vệ nguồn nước ngầm chúng ta cần:

    Giám sát và kiểm tra thường xuyên

    Cần tổ chức thanh tra thường xuyên, chấm dứt tình trạng khai thác nước tùy tiện. Việc thiết lập một hành lang bảo vệ nguồn nước ở trên bề mặt đất cũng vô cùng quan trọng. Nó là giải pháp lâu dài và không chỉ cần thiết với nguồn nước ngầm mà còn là tài nguyên hệ sinh thái môi trường nói chung. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm những quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, gây tổn thương đến tầng chứa nước hoặc làm ô nhiễm nước ngầm.

    Chọn vị trí phù hợp khi khoan giếng

    Tăng cường xây dựng các hồ, đập, khu dự trữ nước bề mặt để làm sạch nguồn nước ngầm tự nhiên. Cần chọn vị trí cách xa khu chăn nuôi, công trình vệ sinh, rãnh thoát nước thải tối thiểu là 7m. Đảm bảo thi công khoan giếng đúng kỹ thuật tránh sự thẩm thấu các chất gây ô nhiễm dọc vách giếng xuống dưới gây ô nhiễm môi trường. Các lỗ khoan hỏng phải được lấp lại đúng quy định để tránh hiện tượng thông tầng gây xâm phạm mặn cùng các chất bẩn xuống tầng nước đang khai thác.

    Kiên cố hóa giếng khơi, giếng lọc của các hộ gia đình bằng gạch hoặc ống bê-tông đúc sẵn ở dưới mặt đất. Phía trên mặt đất cần xây dựng tường bao với độ cao thích hợp phòng chống tràn khi mưa lũ và tai nạn rủi ro với người và gia súc.

    Ðối với các cơ quan, xí nghiệp chế biến công nghiệp hoặc thực phẩm, nhất thiết phải xây dựng các bể chứa nước thải và áp dụng công nghệ xử lý nước thải thích hợp trước khi đưa thải vào các hệ thống thoát nước chung của khu vực.

    Giáo dục ý thức giác ngộ

    Phát huy tính tự giác và ý thức của người dân.  Tuyên truyền thu gom rác thải đúng nơi quy định để xử lý bằng các giải pháp an toàn. Dọn vệ sinh định kỳ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh. Tránh để ảnh hưởng, ô nhiễm đến mực nước ngầm.

    Ở Việt Nam, nguồn nước ngầm hiện nay đã và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Để khai thác nguồn tài nguyên này một cách an toàn cần an hiểu và nghiên cứu nghiêm túc. Nếu bạn đang muốn tìm nước ngầm, hãy tham liên hệ với maydopro.com. Ngoài ra chúng tôi có rất nhiều dòng máy dò nước ngầm đảm bảo khai thác nước ngầm một cách an toàn. Các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể và giúp bạn chọn ra sản phẩm phù hợp nhất. Hotline: Hà Nội: 0866421463 - TP.HCM: 0979244335 - 0866421463. 

    2347 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn