Kim loại nặng là gì? Cách xử lý kim loại nặng trong nước
Các hoạt động công nghiệp của thế kỷ trước đã làm tăng mức độ phơi nhiễm kim loại nặng của con người. Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước, trong thực phẩm ngày càng diễn biến phức tạp. Để phòng tránh và nhận biết vấn đề nhức nhối này, hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu kim loại nặng là gì và cách xử lý kim loại nặng trong nước.
Kim loại nặng là gì?
Kim loại nặng là kim loại có yếu tố nhiễm bẩn cao, chứa nhiều chất độc hại có thể tác động xấu đến sức khỏe của con người. Hầu hết các kim loại nặng có số nguyên tử cao. Trọng lượng nguyên tử và trọng lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta.
Ví dụ về kim loại nặng bao gồm: chì, thủy ngân, cadimi, đôi khi là crom. Các kim loại ít phổ biến hơn có thể kể đến sắt, đồng , kẽm, nhôm, berili, coban, mangan và asen có thể được coi là kim loại nặng.
Nguồn gốc của kim loại nặng
Các kim loại nặng lẫn trong nước được phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau. Đó có thể là từ các chất thải khai thác, rò rỉ nước ở các bãi rác hay nước thải đô thị,... Nhưng phần lớn chúng được tạo ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp như chế tạo kim loại, khai thác khoáng sản, mạ điện, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch...
Các hoạt động như núi lửa phun trào và phong hóa địa chất đất đá cũng góp phần làm gia tăng nhiều kim loại nặng như thủy ngân, crom...
Kim loại nặng cũng xuất hiện trong máy móc, thiết bị điện tử và đồ vật trong cuộc sống thường ngày. Khiến cho các vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn bởi kim loại nặng đã tồn đọng không chỉ trong mạch nước ngầm mà còn ở khắp mọi nơi: trong nước, trong không khí, trong đất,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh hưởng của kim loại nặng đến sức khỏe con người
Thủy ngân, chì, crom, cadmi và asen là những kim loại nặng phổ biến nhất thường gây ngộ độc cho con người. Gây ra ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính với những biểu hiện như: khát nước dữ dội, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh. Điều này có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với kim loại nặng qua nước, không khí và thực phẩm.
Sự tích tụ sinh học của các kim loại nặng này dẫn đến nhiều tác động độc hại lên các loại mô và cơ quan của cơ thể. Nếu bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ thấp. Mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, da sạm, rụng tóc, sút cân, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư…
Xem thêm:
- Các loại kim loại nặng trong thực phẩm và hàm lượng cho phép
- [Mới nhất] Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành năm 2021
Cách xử lý kim loại nặng trong nước
Kim loại nặng có thể dễ dàng được tìm thấy trong tự nhiên. Bởi nó là chất ô nhiễm có nhiều trong đất và nước và nó không thể bị phân hủy trong điều kiện bình thường. Trong đó tác hại của kim loại nặng trong nước là rất lớn, chúng ta có nhiều cách khác nhau để khử kim loại nặng trong nước. Với các kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể loại bỏ kim loại nặng từ nước uống một cách dễ dàng bằng xử lý sinh học.
Công nghệ màng lọc
Màng lọc nước là một trong những cấu trúc phức tạp với kích thước Nano mét. Màng lọc thẩm thấu ngược hiện nay là giải pháp xử lý kim loại nặng trong nước uống thông dụng nhất bởi chúng được thiết kế bởi một lớp màng polumer mỏng đồng nhất, chỉ có nước tinh khiết mới có thể đi qua. Mọi kim loại nặng trong nước hay bất cứ tạp chất gì trong nước cũng có thể bị loại bỏ. Màng lọc thẩm thấu ngược có thể loại bỏ mọi kim loại nặng do kích của kim loại lớn hơn kích thước lỗ của màng lọc.
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có màng lọc như máy lọc nước để lọc kim loại nặng trong nước đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình.Than hoạt tính cũng là giải pháp giúp ích khá nhiều trong việc loại bỏ kim loại nặng trong nước, nó hấp phụ các kim loại nặng rất hiệu quả. Vì vậy mà trong hệ thống lọc của các loại máy lọc nước đều có chứa bộ lọc than hoạt tính để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chất xúc tác quang
Đây cũng là một trong những giải pháp được sử dụng để khử kim loại nặng trong nước của các khu công nghiệp bởi nó đơn giản và tiết kiệm được chi phí. Bằng việc khử Cr dưới tia cực tím, ở PH 2 sẽ bổ sung oxalate để tạo điều kiện giảm Cr. Các phương pháp chi tiết các bạn có thể tìm hiểm trên google nhé.
Trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được sử dụng để loại bỏ sắt và mangan trong nước. Bằng việc cho nhựa trao đổi ion vào nước, nơi có nồng độ PH thấp hơn nhựa này có thể loại bỏ sắt rất tốt từ một chất rắn ion.
Trên đây là những thông tin về kim loại nặng là gì, cũng như cách khử kim loại nặng trong nước. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng thực phẩm, thủy sản, hải sản, bánh kẹo… cần sử dụng những công nghệ mới đảm bảo sự an toàn của thực phẩm. Vì vậy máy dò kim loại trong thực phẩm đã và đang được ứng dụng phổ biến hơn trong các khâu sản xuất. Để biết thêm thông tin, giải đáp thắc mắc và tư vấn về máy dò kim loại, bạn đọc có thể liên hệ với Maydopro.com qua hotline: Hà Nội: 0866421463 - TP.HCM: 0979244335 - 0866421463.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn